Len là gì? Hướng dẫn sử dụng và phân biệt các loại len

Len là gì? Hướng dẫn sử dụng và phân biệt các loại len

Vật liệu Len là một loại sợi dệt thu được từ cotton, lụa, sợi tổng hợp, lông cừu, dê, lạc đà,.. thường dùng để dệt quần, áo, mũ, khăn hay các vật phẩm khác chủ yếu phục vụ việc giữ ấm.

Nguyên liệu và chế tạo len

Sợi len được sản xuất từ các nguyên liệu thô chủ yếu từ 4 nguồn chính:

+ Vật liệu Cotton

+ Vật liệu tổng hợp

+ Vật liệu lông tự nhiên

+ Vật liệu lụa

Các loại nguyên liệu thô thường được làm sạch băng dung dịch kiềm có gia nhiệt nhằm loại bỏ bụi, đất, cát, nhựa, chất nhờn, mỡ động vật sau đó phơi sấy khô.

Nguyên liệu thô được pha trộn và gỡ rối trên máy chải thô và được tách sợi ra bởi một loạt các trục kim chuyển động ở nhiều tốc độ với các tốc độ khác nhau sau đó đưa vào bộ phận tụ xơ và được xử lý chế biến theo hai cách sau (Sợi xơ càng mảnh thì sợi len càng mềm và xốp) :

+ Sợi len chải thô:

Các sợi ngắn và nặng được tụ xơ tạo ra những vòng xoắn nhẹ chính là quá trình kéo sợi (kéo đai và xoắn xư lại thành sợi). Các sợi ngắn và nặng được phân bố ngẫu nhiên trong sợi gọi là sợi len chải thô.

+ Sợi len chải kỹ:

Các sợi được xếp song song với nhau được ghép lại nhiều lần và được chải kỹ để loại bỏ các xơ ngắn như là xơ ngắn chải kỹ. Những sợi mảnh và có độ mềm mịn cao hơn sợi chải thô được kéo sợi thành sợi thô.

Sợi thô được kéo giãn khoảng 20 lần và tăng thêm độ săn để tạo ra sợi len chải kỹ mảnh và chuyển các mối nối không phù hợp thành mối nối xoắn mịn trước khi xoắn thành sợi lớn hơn.

Các phương pháp dệt nhuộm len

Quá trình kéo sợi là kéo đai và xoắn xơ thành sợi, công đoạn được sử dụng là dệt thoi và dệt kim .

Len chải thô thường được nhuộm tĩnh ở trạng thái lỏng trước khi được chải thô.

Len chải kỹ có thể nhuộm ở bất kỳ công đoạn sản xuất nào: nhuộm trước khi kéo sợi (nhuộm top), nhiộm sau khi kéo sợi (nhuộm sợi) hay nhuộm ở trạng thái vải hoặc sản phẩm (nhuộm thành mẻ).

Chất lượng len và ứng dụng

Chất lượng của len được xác định theo đường kính sợi sau đó đến khả năng uốn, hiệu suất sản xuất, mầu sắc và độ bền. Len có thể giãn ra và phục hồi rất nhanh tạo cho cảm giác thoải mái và vừa vặn khi mặc. Tính co dãn có thể tăng lên nếu kết hợp elastane lên tới 4% trong quá trình dệt điều này cho phép vải giãn 15-20% mà không bị biến dạng.

Len chải thô: mặt vải thô, xù lông, nặng  và dầy thích hợp cho áo khoác, khăn choàng, mũ, găng…

Len chải kỹ: vải nhẵn, nhẹ bề mặt vải trơn và mịn có thể tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, không bị nhăn nhầu, sợi len không bị vón cục  nên có thể dùng để làm quần nữváy nữ, áo nữ, áo khoác nữquần nam, áo namquần trẻ em, áo trẻ em, váy trẻ em, tất, khăn, mũ,..

Hướng dẫn sử dụng đồ dùng bằng vật liệu len

Tác dụng nhiệt: xơ len dễ bị giảm độ bền khi sấy khô ở nhiệt độ cao.

Tác dụng với hơi nước và nước:  do đặc tính của vật liệu tự nhiên xơ len dễ hút ẩm và dễ bị phá hủy bởi hơi nước kéo dài đặc biệt ở nhiệt độ cao, do vậy vật liệu len chỉ nên giặt bởi nước ấm <300C và không nên ngâm nước kéo dài vì sẽ làm giảm trọng lượng của len.

Tác dụng với axít và kiềm: len ít bị ảnh hưởng bởi các lọa axít nhẹ như chanh và giấm nhưng sẽ bị vàng đi và có thể hòa tan một phần nếu sử dụng chất tẩy kiềm nặng nhất là ở nhiệt độ cao.

Tác dụng với muối: Tránh giặt len với nước có các muối kim loại (nhất là các nước giếng khoan bị đục) vì có thể bạn sẽ làm vàng len.

Phân biệt các loại len khi sử dụng

Hình 1: Các loại len có nguồn gốc lông tự nhiên khi đốt sẽ vón cục, tàn bóp sẽ vụn thành tro bám đều trên ngón tay

Hình 2: Các loại len có nguồn gốc sợi bông khi đốt có mùi giấy cháy, không có tàn

Hình 3: Các loại len nhân tạo khi đốt khó cháy, tắt ngay sau khi dừng đốt, tàn co rút cứng lại thành cục.

Nguồn: Cuocsongvang.vn